Dân chủ là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người. Vậy dân chủ có những hình thức nào và được biểu hiện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ.
1. Dân chủ trực tiếp là gì?
Căn cứ Điều 6 của Hiến pháp 2013 quy định:
Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng nhà nước.
Đây là hình thức tham gia của mọi công dân một cách công bằng và trực tiếp vào các quyết định trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… theo biểu quyết đa số, là sự thể hiện một cách trực tiếp ý chí của chủ thể quyền lực về những vấn đề quan trọng nhất.
Ví dụ: Tất cả công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được trực tiếp đi bỏ phiếu bầu ra những người mình tin tưởng, đủ đức đủ tài vào trong Hội đồng nhân dân các cấp và các đại biểu quốc hội.
2. Dân chủ gián tiếp là gì?
Căn cứ Điều 6 của Hiến pháp 2013 quy định:
Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.
Như vậy, dân chủ gián tiếp là dân chủ đại diện, với yếu tố quan trọng nhất là người dân có quyền bỏ phiếu trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, đất nước.
Những người được bầu đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và phải hành động dựa trên nguyên tắc đó.
3. Phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp
3.1. Giống nhau
Cả dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp đều thể hiện sự quyền lực của nhân dân, với ý nghĩa là quyền làm chủ.
3.2. Khác nhau:
Sự khác nhau giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp thể hiện trên 4 mặt sau đây:
Ý nghĩa
- Dân chủ trực tiếp đề cập đến một hình thức chính phủ trong đó công dân tham gia một cách chính đáng vào việc quản lý của chính phủ.
- Dân chủ gián tiếp bao hàm một nền dân chủ trong đó mọi người bầu cho người đại diện của họ, để đại diện cho họ trong việc tham gia đến công việc của cộng đồng, đất nước.
Cách thức
- Dân chủ trực tiếp: Tham gia trực tiếp vào công việc của cộng đồng, đất nước.
- Dân chủ gián tiếp: Người dân thực hiện quyền làm chủ thông qua cơ quan, người đại diện.
Tính chất:
- Dân chủ trực tiếp: Mang tính chất quần chúng rộng rãi. Phụ thuộc vào trình độ nhân dân.
- Dân chủ gián tiếp: Mang tính chất phản ánh gián tiếp, đôi khi không chính xác, cụ thể. Phụ thuộc vào khả năng người đại diện.
Sự thích hợp
- Dân chủ trực tiếp: Phù hợp với quy mô dân số nhỏ.
- Dân chủ gián tiếp: Phù hợp với quy mô dân số lớn.
Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Dân chủ trực tiếp và gián tiếp trở thành một trong những quyền quan trọng nhất của con người, thể hiện sự tự do, bình đẳng và quyền làm chủ của mỗi người.
Bài viết trên đã giải thích sự giống và khác nhau chi tiết về dân chủ trực tiếp và gián tiếp. Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi đáp